Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GÓC & HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI


CÁC KHU VỰC GÓC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRONG NHÓM, LỚP

1.Khu vực thao tác vai: chơi mẹ con, nấu ăn, bán hàng....
 Tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi thao tác vai, là những trò chơi mô phỏng, bắt chước những hành động phản ánh sinh hoạt nhằm thoả mãn nhu cầu giao tiếp và khám phá thế giới đồ vật, hình thành kĩ năng sống.
Nội dung: Trẻ chơi những trò chơi thao tác các hành động phản ánh sinh hoạt như: xúc cho bé ăn, ru bé ngủ nấu ăn, bán hàng....
Hình thức: Cho trẻ chơi theo nhóm nhỏ 4-5 trẻ. Nên tổ chức luân phiên sao cho trong tuần trẻ trong nhóm, lớp đều được tham gia trò chơi này.
          2. Khu vực hoạt động với đồ vật, Chơi xâu hạt, lắp ráp, xếp hình khối, xây dựng: Đồ chơi cần đa dạng về chủng loại, các con vật, hình khối, các hộp chơi lắp ráp, xếp hình, các khối ( bằng gỗ, xốp nhựa) nhẹ có các kích cỡ, màu sắc, hình dạng, vật liệu khác nhau phù hợp với độ tuổi nhằm cung cấp cơ hội cho sử dụng các thao tác của ngón tay, bàn tay ( xâu, lồng hộp, xếp chồng...) và phát triển các giác quan, phát triển cảm giác của trẻ.
          3. Khu vực nghệ thuật: Chơi với đất nặn, bút vẽ, giấy màu, hát múa; để đất  nặn, bút vẽ, giấy màu, đàn, máy gnhe nhạc, trống, mũ con vật, phách gõ, xắc xô.... Góc xem tranh đưa vào góc nghệ thuật nhưng để kệ sách riêng; để tranh, chuyện).
          4. Khu vực chơi với các thiết bị đồ chơi vận động: Ngoài việc tổ chức hoạt động phát triển thể chất có chủ định, còn chơi các trò chơi dân gian và trò chơi vận động vào các thời điểm đón, trả trẻ, sau khi cháu ngủ dậy; xen ké tĩnh-động; với trò chơi dân gian kết hợp với lời ca thì không nên chơi quá 5 phút.

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON NHÀ TRẺ ( 3 – 36 THÁNG TUỔI)



MỤC TIÊU GIÁO DỤC NHÀ TRẺ
Bao gồm 4 lĩnh vực:
1.     Phát triển thể chất.
2.     Phát triển nhận thức.
3.     Phát triển ngôn ngữ.
4.     Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ.

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI

CÁC CHỦ ĐỀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TRONG NĂM HỌC

TT
CHỦ ĐỀ
SỐ TUẦN
1
- Bé và các bạn
3
2
- Đồ chơi của bé
3
3
- Các bác, các cô trong nhà trẻ/ trường mầm non
3
4
- Cây và những bông hoa đẹp
4
5
- Những con vật đáng yêu
4
6
- Ngày tết vui vẻ
4
7
- Mẹ và những người thân yêu của bé
4
8
- Bé có thể đi đến khắp nơi bằng phương tiên gì
4
9
- Mùa hè với bé
3
10
- Bé lên mẫu giáo
3

Tổng cộng
35

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ 12 – 24 THÁNG TUỔI


HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
TRẺ 12 – 24 THÁNG TUỔI

I.Giáo dục phát triển thể chất:
1. Giáo dục phát triển vận động:
a. Tập động tác phát triển hô hấp:( thể dục sáng)
* Hướng dẫn thực hiện:
Các động tác: Động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp cho trẻ 12-24 tháng được thực hiện trong các bài tập: Đứng tập với gậy, ngồi tập với gậy, nằm tập với gậy.
* Lựa chọn nội dung và tổ chức thực hiện:
Trẻ 12-18 tháng tuổi mỗi bài tập có từ 3-4 động tác nhằm phát triển các nhóm cơ tay, cơ lưng bụng và chân.
Trẻ 18-24 tháng tuổi mỗi bài tập có từ 4-5 động tác nhằm phát triển các nhóm hô hấp, các nhóm cơ tay, cơ lưng bụng và chân.
          Tổ chức thực hiện:
          Trẻ 12-18 tháng tuổi: Cho trẻ tập vào buổi sáng hoặc tập sau bữa ăn 30 phút.
          Chú ý: Không tập cho trẻ khi trẻ quấy khóc, mệt mỏi.
          Trẻ 18-24 tháng tuổi: Tập cho trẻ hàng ngày, ngay sau giờ đón trẻ.
          + Lưu ý: không yêu cầu trẻ phải làm chính xác động tác .
- Với trẻ chưa biết đi, các động tác thể dục được thực hiện ở các tư thế nằm và ngồi. Khi trẻ đã biết đi, cho trẻ tập ở tư thế đứng.
- Để trẻ hứng thú và dễ dàng thực hiện bài tập, nên chọn những động tác có sự hỗ trợ của đồ dùng dụng cụ thể dục như gậy, vòng....
Hướng dẫn tổ chức hoạt động
     Khởi động: Cho trẻ đi tự do khoảng 1 phút, rồi đứng thành vòng tròn hoặc vòng cung để tập.
     Trọng động: Trẻ tập cùng cô các động tác.
     Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng vài vòng quanh lớp, chuyển hoạt động khác.
          b/ Tập các vận động cơ bản và phát triển các tố chất vận động ban đầu:( Chơi tập có chủ đích)