Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON NHÀ TRẺ ( 3 – 36 THÁNG TUỔI)



MỤC TIÊU GIÁO DỤC NHÀ TRẺ
Bao gồm 4 lĩnh vực:
1.     Phát triển thể chất.
2.     Phát triển nhận thức.
3.     Phát triển ngôn ngữ.
4.     Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ.

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI

CÁC CHỦ ĐỀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TRONG NĂM HỌC

TT
CHỦ ĐỀ
SỐ TUẦN
1
- Bé và các bạn
3
2
- Đồ chơi của bé
3
3
- Các bác, các cô trong nhà trẻ/ trường mầm non
3
4
- Cây và những bông hoa đẹp
4
5
- Những con vật đáng yêu
4
6
- Ngày tết vui vẻ
4
7
- Mẹ và những người thân yêu của bé
4
8
- Bé có thể đi đến khắp nơi bằng phương tiên gì
4
9
- Mùa hè với bé
3
10
- Bé lên mẫu giáo
3

Tổng cộng
35


          Mỗi chủ đề nên được thực hiện trong một thời gian nhất định, phù hợp với hứng thú của trẻ và nguồn nguyên vật liệu cho trẻ trải nghiệm. Không nên thực hiện trong một thời gian dài, dễ gây nhàm chán đối với trẻ nhỏ ( nhiều nhất là 4 tuần/chủ đề).
                  
I.Giáo dục phát triển thể chất: Gồm
          - Giáo dục phát triển vận động.
          - Giáo dục dinh dưỡng sức khỏe.
          1. Giáo dục phát triển vận động:
          - Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
          + Thể dục sáng
          + Bài tập phát triển chung
          - Tập các VĐ cơ bản và phát triển tổ chức VĐ ban đầu: Gồm các VĐ cơ bản
          + Đi và chạy
          + Bò, trườn, trèo
          + Tung, ném, bắt
          + Nhún, bật
          *  Hướng dẫn tổ chức thực hiện:
          a/ Thể dục sáng: Lựa chọn các động tác cho bài tập được sắp xếp theo trình tự: động tác thở, động tác phát triển cơ tay, bã vai, động tác phát triển cơ bụng, động tác phát triển cơ chân. Mỗi BT có 4 - 5 động tác, mỗi động tác tập 2 - 3 lần
          Để trẻ hứng thú tập luyện và thực hiện chính xác các động tác, BT được xây dựng dưới hình thức trò chơi có chủ đề và có sự kết hợp với đồ dùng dụng cụ thể dục ( gậy, vòng,... )
          Thể dục sáng tập hàng ngày ngay sau đón, cho trẻ tập theo nhóm 12-15 trẻ
          Tổ chức thực hiện:
          Trước và sau khi thực hiện nên cho trẻ VĐ đi lại nhẹ nhàng một vài phút ( Khởi động, hồi tĩnh )
          Cô làm mẫu cho trẻ tập theo ( cô và trẻ cùng tập ), khi hướng dẫn cô cần nói ngắn gọn kèm theo làm động tác mẫu chính xác. Thời gian cho trẻ tập khoảng 5-7 phút
          b. Hoạt động chơi - tập có chủ định:
          Lựa chọn nội dung để thiết kế bài tập; một hoạt động chơi tập có chủ đích của trẻ 24-36t  tuổi  có 2 vận động  cơ bản; một vận động mới ( vđ trẻ  chưa thành thạo cần luyện tập ) và một vận động trẻ đã vững ( vận động ôn luyện ). Hai VĐ  không cùng một dạng VĐ. VĐ ôn luyện được thực hiện dưới hình thức trò chơi.
          Tổ chức thực hiện:
          Cô hướng dẫn trẻ thực hiện BTVĐ nhằm thực hành VĐ mới, VĐ trẻ chưa thành thạo trong hoạt động chơi - tập có chủ định. Cô làm mẫu chính xác vừa làm, vừa giải thích ngắn gọn, trẻ tập theo cô tổ chức cho trẻ được tập luyện cũng cố VĐ trong các hoạt động chơi, chơi tự do ở trong lớp, ngoài trời, thứ tự và số lần tập phụ thuộc mức độ phụ thuộc vào thể trạng, mức độ phát triển và khả năng hoạt động của trẻ. Ở độ tuổi này không yêu cầu trẻ tập chính xác các động tác  mà động viên  khích lệ trẻ thực hiện  động tác đúng hơn.
          Có thể tập theo nhóm lớn  8-10 trẻ  hoặc nhóm nhỏ 2-3 trẻ học tập riêng từng trẻ  tùy theo nội dung và điều kiện thực tế.
          Nơi tập: Tập cho trẻ ở trong phòng học lớp, hoặc ngoài sân tùy theo nội dung bài tập, tùy thuộc khả năng của trẻ và điều kiện thực tế. Nơi tập phải bằng phẳng, khô ráo, đảm bảo vệ sinh an toàn, vệ sinh ấm về mùa đông , thoáng mát về mùa hè  và không gian đủ rộng cho trẻ tập
          Thời gian tập ;mổi lần tập 15-17 phút tối đa không quá 5 phút
          Hoạt động chơi -tập có chủ đích  thực hiện  đảm bảo trình tự
          *khởi động: đi chạy nhẹ nhàng 1-2 phút sau đó đứng thành vòng  cung hướng về phía cô
          *Trọng động: khoảng 12 - 14 phút
          + BTPTC theo trình tự ;tay - vai lưng - bụng - lườn - chân
          + Tập 2 VĐ cơ bản; 1 VĐ mới (vận động trẻ thàng thạo ) và 1VĐ ôn luyện  thực hiện dưới hình thức trò chơi
          Lưu ý: 2 VĐ không cùng một dạng VĐ. Ví dụ : 1VĐ đi, 1VĐ bò, hoặc  1VĐ chạy và 1VĐ tung hoặc ném
          * Hồi tĩnh: 1 - 2 phút
          Cho trẻ đi, có thể kết hợp một động tác tay nhẹ nhàng, đi thường 1-2 vòng quanh nơi tập rồi cho trẻ nghỉ, chuyển hoạt động.
Hướng dẫn hoạt động vận động
          Hoạt động 1: Khởi động
          Cho trẻ đi chạy nhẹ nhàng 1-2 phút sau đó đứng thành vòng  cung hướng về phía cô.
          Hoạt động 2: Trọng động
          + Tập bài tập phát triển chung theo trình tự : tay - vai lưng - bụng - lườn - chân
( đội hình vòng cung hoặc vòng tròn), trẻ tập cùng cô.
          + Vận động cơ bản:
          - Cô đưa đồ dùng ra giới thiệu, giới thiệu tên bài.
          - Cô làm mẫu, kết hợp giải thích đông tác ( số lần làm mẫu tùy thuộc vào khả năng của trẻ và từng loại vận động ( GV tham khảo trong sách hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN nhà trẻ 3-36 tháng, lĩnh vựa phát tirển thể chất).
          Khen trẻ nhẹ nhàng, chuyển ý sang trò chơi.
          + Trò chơi vận động:
          - Cô đưa đồ dùng ra giới thiệu, giới thiệu tên trò chơi
          - Giải thích cách chơi, giáo dục trẻ trong khi chơi.
          - Cô cùng 1 vài trẻ chơi trước ( dẫn dắt nhẹ nhàng dưới hình thức trò chơi, không nặng nề như hình thức làm mẫu).
          - Trẻ chơi.
          Hoạt động 3: Hồi tĩnh
          Cho trẻ đi, có thể kết hợp một động tác tay nhẹ nhàng, đi thường 1-2 vòng quanh nơi tập rồi cho trẻ nghỉ, chuyển hoạt động.
          * Lưu ý: Trên đây là các bước cơ bản tổ chức hoạt động của môn vận ddoognj, nhưng khi tổ chức hoạt động GV phải chuẩn bị đồ dùng, mô hình, dẫn dắt trẻ vào hoạt động phù hợp chủ đề, không chỉ tổ chức 3 phần cứng nhắc như trên.
2. Giáo dục dinh dưỡng sức khỏe: Gồm
          - Tập luyện nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt
          - làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe

          II. Giáo dục phát triển nhận thức:
          - Luyện tập các giác quan và phối hợp các giác quan
          - Nhận biết một số bộ phận cơ thể
          - Nhận biết một số đồ dùng, đồ chơi quen thuộc
          - Nhận biết một số con vật, hoa quả quen thuộc
          - Nhận biết bản thân và những người thân gần gũi

Hướng dẫn tổ chức hoạt động:

Hoạt động nhận biết tập nói:
          Hoạt động 1: Tạo tình huống dẫn dắt, cho trẻ quan sát mô hình, hoặc vật thật, hoặc xem tranh...sờ, ngửi...,.( tùy theo đề tài, đồ dùng cô chuẩn bị ) phù hợp.
          Hoạt động 2: Đàm thoại
          * Tổ chức cho trẻ quan sát vật thật, hoặc tranh ( tùy theo đề tài, đồ dùng cô chuẩn bị ), cô đặt câu hỏi khuyến khích trẻ trả lời các câu hỏi ( từ tổng quát, đến chi tiết ):
          + Hỏi tập thể
          + Hỏi cá nhân: cho cháu chỉ vào đối tượng và trẻ lời câu hỏi
          - Cô nhắc lại, hỏi trẻ liên hệ thực tế, giáo dục trẻ
          * So sánh ( nếu đề tài trẻ khó nhận biết điểm giống, khác nhau của đối tượng thì không so sánh ).
          Cô hỏi trẻ đặc điểm giống trước, khác sau ( chỉ cần 1-2 đặc điểm nổi bật )
          Lưu ý: cô gợi mở để trẻ nhận ra đặc điểm giống, khác nhau của đối tượng; chỉ so sánh 2 đối tượng
          Hoạt động 3: Luyện tập
          - Chơi lô tô, hoặc qua đồ chơi, đồ vật cô tự làm
          - Chơi trò chơi phù hợp đề tài, VD: Cho gà vịt ăn, làm gà trống vỗ cánh...
          Lưu ý: Số lượng trò chơi luyện tập không bắt buộc, GV tự lựa chọn, sắp xếp phù hợp với thời gian của hoạt động, nhất thiết phải củng cố được nội dung kiến thức đã lĩnh hội ở phần trên và phù hợp động tĩnh
          Hoạt động 4:
          GV lựa chọn  những nội dung  phù hợp với những nội dung  chính .phù hợp với chủ đề  cho trẻ thực hiện  VD;VĐTN bài:em tập lái ô tô(đề tài ô tô ,xe máy ).hoặc chơi cắm hoa vào lọ: phân theo màu sắc  hoặc theo từng loại  từng loại hoa (đề tài nhận biết một số loại hoa )
          Chuyển hoạt động khác
          * Lưu ý:
          Đàm thoại dứt điểm từng tranh
          Một đối tượng thì cung cấp nhiều đặc điểm, nhiều đối tượng thì cung cấp một số đặc điểm chính
Hướng dẫn hoạt động nhận biết phân biệt
( màu sắc, hình dạng, kích thước)
1.Hoạt động 1: Tạo tình huống dẫn dắt đưa trẻ vào hoạt động phù hợp với, chủ đề, đề tài ( tùy theo đồ dùng cô chuẩn bị).
          2.Hoạt động 2: Dẫn dắt từ nội dung trên, đưa đồ dùng ra giới thiệu ( tất cả các nhóm đồ dùng cô đã chuẩn bị) giới thiệu đồ dùng, giới thiệu tên đề tài.
          VD: Đề tài: “ Hãy chọn bát, thìa, đĩa màu xanh, màu đỏ cho búp bê”
          Có tiếng gõ cửa, cô ra mở cửa, búp bê vào thăm ( 2 bạn lần lượt gõ cửa vào), 1 búp bê màu xanh, 1 búp bê màu đỏ.
          Cô hỏi trẻ: “ Ai đến đây?, BB mặc váy/áo màu gì?
          Cô đưa mâm ra trên mâm có bát, thìa, đĩa màu xanh và màu đỏ, giới thiệu đồ dùng với trẻ.
Cô hỏi : “ Búp bê sẽ lấy đồ nào đây?” ( để trẻ tự nêu ý kiến).
          Cô giả vờ ghé tai BB nói, rồi nói với trẻ: “ BB đỏ thích đồ màu đỏ, BB xanh thích đồ màu xanh. Vậy chúng ta làm gì nhỉ?”
          Giới thiệu tên bài: “ Cô cháu ta sẽ chọn đồ dùng màu xanh cho BB màu xanh, chọn đồ dùng màu đỏ cho BB màu đỏ”.
          3.Hoạt động 3:
- Cho trẻ chọn đồ dùng và gọi tên + màu ( hình dạng, kích thước)
Tùy theo đề tài GV tổ chức cho trẻ luyện tập.
Có thể luyện tập theo hình thức sau:
* Luyện tập cá nhân:
          - Cho mỗi trẻ chọn 1 thứ mà cháu thích, yêu cầu trẻ giơ lên và gọi tên + màu:
          VD: ( đề tài trên)
          + Đồ dùng màu đỏ, cô hỏi: “ Ai lấy đồ cho búp bê màu đỏ nào?”. Những cháu chọn đồ màu đỏ giơ lên và gọi tên: Bát màu đỏ, đĩa màu đỏ, thìa màu đỏ.
          + Đồ dùng màu xanh: ( tương tự như đồ dùng màu đỏ).
          - Gọi một số trẻ lên chỉ vào các đồ dùng của búp bê và nói: “ Đây là bát màu đỏ”, “ Đây là bát màu xanh”...
          * Luyện tập cả lớp:
          - Cho trẻ chọn đồ dùng cùng màu ( cùng loại) xếp sang một bên và gọi tên + màu. Khuyến khích trẻ thi đua chọn ( có thể chia tổ, nhóm thi đua).
          * Lưu ý: Số lần chọn tùy thuộc vào số bộ đồ dùng cô chuẩn bị, sự hứng thú của trẻ và thời gian cô phân bố cân đối trong hoạt động.
Nếu trẻ chưa biết thì cô có thể làm mẫu 1 vài lần cho trẻ xem; khi trẻ chọn cô quan sát hướng dẫn trẻ chọn đúng.
          4.Hoạt động 4: Lựa chọn nội dung phù hợp với bài, chủ đề tích hợp ( chú ý phù hợp tính động – tĩnh).
          * Lưu ý: 1 hoạt động có thể chọn 2-3 nhóm, không bắt buộc.

          III. Giáo dục phát triển ngôn ngữ: Gồm
          - Nghe các âm thanh
          -Nghe và thực hiện lời nói
          - Trò chuyên
          - Đọc thơ, đồng giao
          - Kể chuyện
          - kể chuyện theo tranh
          - Đọc truyện với trẻ hàng ngày
          1/ Nghe các âm thanh: Nghe các âm thanh khác nhau của đồ vật và bắt chước tiếng kêu của các con vật nhằm mục đích phát triển thính giác của trẻ. Nội dung này được tiến hành trong các hoat động: Khám phá môi trường xung quanh, trò chuyện, vận động, trò chơi, hoạt động với đồ vật,...ở các giờ chơi - tập có chủ định và ở mọi lúc, mọi nơi
          2/ Nghe và thực hiện yêu cầu theo lời nói: Hoạt động này là một trong các biện pháp giúp trẻ hiểu lời nói và biết hành động theo lời nói của cô. Cho trẻ thực hiện một số yêu cầu của GV trong các thời điểm sinh hoạt hằng ngày ( yêu cầu chào cô, rửa tay, mặt quần áo, trả lời câu hỏi, thực hiện bài tập,...) hoặc tiến hành trò chơi nhằm mục đích trên.
          3/ Trò chuyện: GV có thể tiến hành nói chuyện với một nhóm trẻ hoặc cá nhân trẻ, đặt biệt là những cháu rụt rè, ít nói. Tận dụng mọi thời điểm để trò chuyện với trẻ
          - Trong giờ đón hoặc trả trẻ
          - Trong giờ ăn
          - Khi dạy trẻ chơi, hoạt động với đồ vật, vận động thể dục, vận động theo nhạc kết hợp trò chuyện với trẻ
          4/ Đọc thơ, đồng giao:
          Khi đọc thơ cho trẻ nghe GV đọc diễn cảm, rõ ràng toàn bộ bài thơ, kết hợp với động tác minh hoại nhẹ nhàng, chú ý các từ tượng hình, tượng thanh
          Ngoài các giờ luyện tập có chủ định dạy trẻ đọc thuộc bài thơ, GV nên đọc cho trẻ nghe các bài thơ ( ca dao, đồng dao ) có nội dung phù hợp với hoàn cảnh lúc đó

Hướng dẫn tổ chức hoạt động:
          Hoạt động 1: Tạo tình huống dẫn dắt giới thiệu: quan sát mô hình, hoặc tranh ảnh...( tùy theo đề tài, đồ dùng cô chuẩn bị )
          Hoạt động 2:
          - Dẫn dắt từ nội dung trên, đưa tranh hoặc vật thật ( tùy theo đề tài, đồ dùng cô chuẩn bị ), cô hướng trẻ quan sát, đàm thoại về bức tranh, ( hoặc vật thật ), VD: dạy bài thơ: "cây bắp cải" thì đàm thoại về cây bắp cải), giới thiệu tên bài thơ.
          - GV đọc bài thơ diễn cảm vài lần ( có kết hợp động tác minh họa nhẹ nhàng )
- Trò chuyện về nội dung bài  thơ. ( VD: Dạy bài thơ cây bắp cải, cô hỏi: "bắp cải xanh như thế nào, lá cải sắp như thế nào" để nhấn mạnh các từ " mát mát", "vòng tròn"
          - Cô nói nội dung giáo dục trẻ
Hoạt động 3:
          - Cả lớp đọc cùng cô ( có thể chia tổ để trẻ thi đua đọc )
          - Từng tốp đọc toàn bộ bài thơ. Nếu trẻ gặp khó khăn, cô có thể đọc tiếp cùng, hoặc nhắc nhẹ nhàng giúp trẻ nhớ lại và đọc tiếp đến hết bài thơ
          - Cá nhân biểu diễn đọc bài thơ ( mời cháu thuộc bài thơ )
          Để giúp trẻ đọc diễn cảm và tạo hứng thú cho trẻ cô nên cho trẻ vừa đọc vừa làm động tác minh họa nội dung bài thơ. VD: "con voi", trẻ vừa đọc thơ vừa bắt chước làm con voi
          - GV đọc diễn cảm bài thơ hoặc cho trẻ đọc lại cùng cô ( tùy theo sự hứng thú của lớp )
          Hoạt động 4:
          GV lựa chọn nội dung phù hợp tích hợp. VD: Dạy bài thơ "chia đồ chơi" thì cô cho trẻ chơi trò chơi "ai tài giỏi thế" ( nhận đúng đồ chơi khi nghe gọi tên ) hoặc dạy bài thơ yêu mẹ thì cho trẻ xâu vòng tặng mẹ )
          * Lưu ý: Trò chuyện về nội dung bài thơ có thể đưa vào trước khi trẻ đọc thơ ( như trên) hoặc có thể đưa xuống sau khi trẻ đọc thơ, tùy vào khả năng nhận thức của trẻ ( nếu trẻ hiểu nội dung bài thơ có khả năng trả laoif được thì đưa lên trên, nếu trẻ còn hạn chế thì đưa xuống dưới).
          5/ Kể chuyện:
          - GV bố trí cho trẻ ngồi sao cho tất cả trẻ đều nhìn được cô và đồ cùng minh họa.
          - Trước tiên GV cần khơi gợi hứng thú của trẻ đến việc nghe kể chuyện.
          - GV kể chuyện kèm theo đồ dùng minh họa, kết hợp điệu bộ, cử chỉ minh họa nhẹ nhàng gây sự chú ý của trẻ
          - Mỗi câu chuyện kể cho trẻ nghe vài lần tùy theo từng lần kể mà giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện, nhớ được trình tự các sự kiện câu chuyện, hiểu và biết cách sử dụng các từ ngữ văn học nghệ thuật trong mỗi câu chuyện. GV hỏi trẻ các câu hỏi sau:
          Tên câu chuyện là gì? Ai đây? Bạn gì đây? Trong câu chuyện có những ai? Làm gì? Đang làm gì? Ở đâu? Như thế nào? Tại sao? Để làm gì?
          - Cho trẻ mô phỏng hành động hoặc lời nói của các nhân vật trong truyện.
          - GV kể diễn cảm lại 1 - 2 lượt có kèm minh họa hoặc không có minh họa.
          - Với các truyện ngắn có nội dung đơn giản, nhất là các truyện thơ dễ nhớ, có thể cho trẻ tự kể lại cùng với sự giúp đỡ của cô.
          - Để giúp trẻ nhớ và kể lại được truyện, GV nên kể lại truyện cho trẻ nghe vào các giờ chơi, đặc biệt vào giờ chơi buổi chiều hàng ngày.
Hướng dẫn tổ chức hoạt động kể chuyện:
* Kể lần 1 ( tiết 1)
          Mục đích: Trẻ biết được tên truyện, tên nhân vật, hành động của nhân vật, hiểu được nội dung câu chuyện
          Hoạt động 1:
          - Tạo tình huống cho trẻ quan sát mô hình, hoặc hình ảnh, ( hoặc hình thức khác phù hợp, tùy theo sự chuẩn bị của cô ) và trò chuyện về nội dung quan sát.
          - Dẫn dắt từ nội dung trên giới thiệu tên truyện. Cho trẻ nhắt lại tên truyện
          Hoạt động 2:
          - Cô kể chuyện lần 1 ( minh họa bằng sa bàn hoặc tranh liên hoàn ).
          - Đàm thoại: Tựa đề câu chuyện, tên nhân vật, hành động của nhân vật.
          - Cô  kể lần 2 (kết hợp động tác minh họa )
          - Tóm tắt nội dung chuyện lồng giáo dục, liên hệ thực tế .
          - Kể lần 3: Cô dẫn chuyện trẻ kể cùng cô (có thể tổ chức dưới hình thức; hội thi kể chuyện cho hấp dẩn ).
 Hoạt động 3:
          - Lưạ chọn  những nội dung phù hợp tổ chức, VD: kể chuyện "đôi bạn nhỏ” cho trẻ hát múa: “ một con vịt ", hoặc kể chuyện: "quả thị " cho trẻ chọn quả thị to - nhỏ (hoặc chọn quả theo màu sắc )
          - Kết thúc phù hợp với nội dung vừa thực hiện '

* Kể lần 2 (tiết 2 )
          Mục đích: trẻ hiểu nội dung chuyện ,kể lại được chuyện
          Hoạt động 1: Gây hứng thú cho trẻ bằng cách cho trẻ xem tranh ,hoặc mô hình vật thật  nhân vật chính của nhân vật chính của câu chuyện ,trò chuyện về nội dung đó (VD: kể chuyện  "quả trứng "cho trẻ xem tranh ,hoặc quả trứng thật ,trò chuyện về quả  tứng ,đoán xem quả trưng đó là của con gì )
          - Giới thiệu tên chuyện,.
          Hoạt động 2:
          - Cô kể lần 1: Kể chuyện thật diễn cảm, nhấn mạnh các từ, các câu, kết hợp một số động tác mô phỏng, minh họa làm nổi bật nội dung câu chuyện.
- Cô kể lần 2: Kết hợp cho trẻ xem tranh ,hoặc mô  hình .
- Đàm thoại: Tựa đề chuyện ,nhân vật ,các câu hỏi về nội dung  câu chuyện. VD: câu chuyện "quả trứng "
           Con vừa nghe kể chuyện gì ?,trong câu chuyện có những ai ? bạn vịt, bạn mèo, bà cụ nhìn thấy quả gì?, bạn vịt ( bạn mèo, bà cụ )gọi quả thị như thế nào? khi bạn vịt, bạn mèo gọi quả thị mặc áo màu gì? quả thị có đi chơi với các bạn vịt, bạn mèo  không?  khi bà cụ gọi thì quả thị mặc áo màu gì? quả thị làm gì khi nghe bà gọi? khi nào thì quả thị mặt áo màu vàng ?
          - Cho trẻ kể lại chuyện (có sự giúp đỡ của cô giáo ), hoặc cho trẻ cùng kể chuyện với cô, với bạn: mỗi người kể một đoạn nối tiếp (tùy theo khả năng của trẻ ở lớp)
        Hoạt động 3:
           Giáo viên lựa chọn nội dung phù hợp  tổ chức (hình thức như lần 1  nhưng không trùng lặp trò chơi đã tổ chức ở lần 1).
          6. Kể chuyện theo tranh:
Hướng dẫn hoạt động KCTT
          1.Hoạt động 1: Tạo tình huống dẫn dắt đưa trẻ vào hoạt động ( tùy theo sự chuẩn bị của cô).
          Cho trẻ xem tranh, trò chuyện ( đàm thoại với trẻ về nội dung tranh. Cô hướng dẫn trẻ xem tranh bằng cách đặt các câu hỏi về nhân vật, hành động, đặc điểm, trạng thái của nhân vật.
          VD: Tranh “ tưới cây”
          Trong tranh vẽ ai?, Bạn đang làm gì?, Bạn tưới nước như thế nào? ( bắt chước động tác tưới nước), Bạn mặc váy/áo màu gì?, tay bạn đang cầm cái gì?, Cái này để làm gì?, Nhà bạn trồng những hoa gì?, màu gì?, Hoa nở như thế nào?.
          Hỏi tập thể, cá nhân xen kẽ.
          2.Hoạt động 2:
          Cô kể mẫu về nội dung bức tranh cho trẻ nghe. Nội dung lời kể cần đơn giản, ngắn gọn, nhưng đủ phần mở đầu, mô tả, kết thúc. Để hấp dẫn trẻ, trong lời kể nên có các câu đối thoại giữa các nhân vật, kết thúc lời kể là những nhận xét, khen ngợi các nhân vật, các hành độngt rong tranh.
          Giáo viên có thể kể trước hoặc sau đàm thoại, tùy thuộc vào khả năng của trẻ và mức độ phức tạp trong tranh.
          3.Hoạt động 3: Cho trẻ lớn tự kể theo nội dung tranh.
          3.Hoạt động 3: Tích hợp: GV lựa chọn những nội dugn phù hợp tổ chức cho trẻ chơi.
          Chuyển hoạt động khác.

          IV. Giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ: Gồm
          1. Phát triển tình cảm:
          - Giáo dục trẻ ý thức về bản thân.
          -  Nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc.
          2. Phát triển kỹ năng xã hội:
          - Giáo dục mối quan hệ tích cực với con người và sự vật gần gũi xung quanh.
          3. Phát triển cảm xúc thẩm mỹ:
          a. Nghe nhạc-nghe hát, hát và vận động đơn giản theo nhạc:
          Tổ chức hoạt động âm nhạc trên giờ chơi-tập có chủ định:
          Căn cứ vào khả năng hát và vận động theo nhạc của trẻ, vào mức độ khó, dễ của các bài hát, vận động giáo viên lựa chọn nội dung trọng tâm để hướng dẫn trẻ trên hoạt động chơi-tập có chủ định.
          Tiến hành một nội dung trọng tâm và một nội dung kết hợp, đảm bảo có một nội dung mới và một nội dung cũ. Nội dung hoạt động hài hòa giữa động và tĩnh. GV có thể sử dụng trò chơi, câu đố, bài thơ hoặc trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát có liên quan đến chủ đề một cách nhẹ nhàng, không áp đặt trẻ, chủ yếu là gây hứng thú và cho trẻ có ấn tượng về hoạt động âm nhạc.
          Hình thức này được tổ chức khi các bài hát, vận động theo nhạc là khó, mới với trẻ hoặc chưa biết thể hiện. Các hoạt động được tổ chức như sau:
          - Hoạt động: Nghe nhạc- nghe hát.
          Nội dung kết hợp: Vận động theo nhạc hoặc trò chơi âm nhạc.
          - Hoạt động: Hát.
          Nội dung kết hợp: Vận động theo nhạc, hoặc trò chơi âm nhạc.
          - Hoạt động: Vận động theo nhạc.
          Nội dung kết hợp: Nghe nhạc, nghe hát.
          - Hoạt động: Biểu diễn văn nghệ theo chủ đề ( cuối mỗi chủ đề tổ chức một hoạt động biểu diễn văn nghệ). Bao gồm các bài hát, điệu múa, bản nhạc, trò chơi, bài thơ, câu đố có trong chủ đề. Dưới hình thức biểu diễn văn nghệ, GV khuyến khích trẻ thể hiện lại 2-3 bài hát, vân động âm nhạc đã học, GV tham gia cùng với trẻ và hát cho trẻ nghe.
Hướng dẫn hoạt động
* Nghe nhạc-nghe hát: Cô hát, múa biểu diễn, kết hợp đàn ( nếu thực hiện được), khuyến khích trẻ hưởng ứng cảm xúc cùng cô như nhún nhảy, lắc lư, vỗ tay, giậm chân theo nhịp điệu bài hát.
* Hát: Cô dẫn dắt giới thiệu.
Tập trẻ hát:
+ Với bài hát ngắn, dễ hát: Cô hát to, chậm, rõ lời. Sau đó bắt giọng cho trẻ hát chậm theo cô từ đầu đến hết bài hát. Trong quá trình trẻ hát theo cô, nếu câu nào trẻ hát chưa đúng, cô hát mẫu lại và cho trẻ hát theo cô. Chia nhóm hát, cô có thể hát cùng nhóm trẻ, động viên những bạn còn lại vỗ tay hoặc nhún nhảy cùng bạn hát.
+ Với bài hát dài hơn: Cô có thể chia bài hát thành từng câu ngắn. Cô hát chậm, roc lời, bắt giọng cho trẻ hát nối tiếp theo cô từng câu một từ đầu đến hết bài hát. Nếu câu nào trẻ hát sai cô có thể chỉnh sửa như cách trên. Cô có thể cho trẻ hát theo tổ, theo nhóm cùng cô.
* Vận động theo nhạc: Cho trẻ bắt chước một số vận động đơn giản theo nhạc như: giậm chân, vẫy tay, cuộn cổ tay, nhún nhảy... theo bài hát, bản nhạc. Trẻ giả tập lái ô tô, lội bì bõm, làm con voi, con thỏ, con gà... minh họa trong bài hát. Trong khi trẻ làm các động tácbắt chước, cô hát hoặc đệm đàn cho trẻ vận động hoặc cho trẻ nghe nhạc, cô cùng vận động với trẻ.
+ Khuyến khích trẻ nhún nhảy tự do, đi, chạy, nhảy theo nhạc, bài hát. Nên cho trẻ cầm theo những chiếc khăn, bóng bay, dải băng, cờ khi vaanh động theo nhạc.
+ Cho trẻ thổi còi, sáo, kèn ( đồ chơi)...để tạo ra âm thanh khác nhau.
* Trò chơi âm nhạc: Cô cho trẻ chơi các trò chơi âm nhạc nhằm phát triển tai nghe như: “ Ai hát đấy?”, “ Tai ai tinh”, “ Ai làm giỏi”....
Hướng dẫn tổ chức hoạt động
          * Nghe nhạc – nghe hát:
          - Cô hát bài hát diễn cảm.
          - Hỏi trẻ: Bài hát nói về ai? ( con gì?..).
          - Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
          - Cô hát, kết hợp sử dụng đàn ( nếu sử dụng được), hoặc mở băng nhạc có lời hát cô múa minh họa theo bài hát, hoặc mở nhạc ( giai điệu) cô hát kết hợp múa minh họa.
          * Dạy hát:
          - Nếu GV sắp xếp là hoạt động 2: Dẫn dắt từ nội dung 1 trò chuyện về nội dung đó ngắn gọn ( phù hợp với nội dung bài hát).
          - Nếu GV sắp xếp là HĐ 3, hoặc HĐ 4: Đưa tranh hặc đồ dùng ( tùy cô chuẩn bị) trò chuyện về nội dung tranh, dẫn dắt phù hợp.
          - Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
          - Cô hát bài hát thể hiện tình cảm.
          - Nói nội dung ( đơn giản), giáo dục trẻ.
          - Cho cả lớp hát cùng cô từ đầu đến cuối bài ( cô hát chậm, rõ lời):
Có thể thực hiện các hình thức: Cả lớp, nhóm, cá nhân.
Trong khi trẻ hát theo cô, nếu câu nào trẻ hát chưa rõ lời, hay hát chưa đúng, cô hát mẫu chậm để trẻ hát theo cô.
* Vận động theo nhạc:
- Cho trẻ nghe giai điệu của bài hát, cho trẻ đoán tên bài hát.
- Cô bắt nhịp cho trẻ hát bài hát 1 lần.
- Cô làm mẫu 1-2 lần ( tùy bài khó, dễ và khả năng của trẻ).
- Cho cả lớp vận động ( tùy theo bài cô tổ chức: VD bài “ kéo cưa lừa xẻ” thì cho cả lớp từng đôi một cầm tay nhau vừa hát, vừa làm động tác kéo cưa, lừa xẻ.
Số lần trẻ vận động tùy vào khả năng, sự hứng thú của trẻ và cô sắp xếp thời gian: là nội dung trọng tâm thì vận động nhiều hơn nội dung kết hợp.
* Trò chơi âm nhạc:
- Giới thiệu dụng cụ, đồ dùng.
- Cô làm mẫu cho trẻ xem ( nghe).
- Cho trẻ chơi. Số lần chơi tùy thuộc vào sự hứng thú của trẻ và sự phân bố, sắp xếp thời gian hợp lý vủa GV trong hoạt động.
Gợi ý tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Cho trẻ quan sát mô hình hoặc tranh ảnh ( tùy vào sự chuẩn bị của cô) phù hợp với bài, trò chuyện về nội dung này.
Hoạt động 2: Là một trong 2 nội dung dạy ( có thể đưa nội dung trọng tâm hoặc nội dung kết hợp, tùy giáo viên sắp xếp).
Hoạt động 3: Là một trong 2 nội dung dạy, hoặc nội dung tích hợp ( tùy GV sắp xếp).
 Hoạt động 4: nội dung tích hợp, hoặc 1 trong 2 nội dung dạy ( nếu đã đưa nội dung tích hợp lên nội dung 2)
Chuyển hoạt động
* Lưu ý: Giáo viên sắp xếp các nội dung dạy và nội dung tích hợp ở phần nào cũng được, nhưng phải phù hợp tính động- tĩnh.
          Ví dụ: Hoạt động vận động theo nhạc là trọng tâm, nghe nhạc - nghe hát là kết hợp:
          - Hoạt động 2: Vận động theo nhạc.
          - Hoạt động 3: Nghe nhạc - nghe hát.
 - Hoạt động 4: Tích hợp ( động).
          b. Tô màu, vẽ, nặn, dán, xếp hình:
          * Tập tô màu: Cho trẻ tô màu lên những bức tranh đã vẽ sẵn. Hình vẽ to, rõ ràng, đơn giản, ít chi tiết như: hoa, quả, em bé, đồ dùng, đồ chơi, ô tô, bằng bút chì màu, bút dạ, tăm bông, bút lông, màu xanh-đỏ-vàng.
          * Tập vẽ: Cho trẻ vẽ các nét xiên, thẳng, nét xoay tròn để tạo ra các sản phẩm đơn giản, khuyến khích tẻ đặt tên cho sản pẩm đó:
          VD: Cây cỏ, con đường, mưa, cái bánh, quả bóng.
          Vẽ bằng bút chì mềm, chì màu, bút sáp, vẽ trên giấy trắng.
          * Tập dán: GV giúp trẻ phết hồ lên tờ giấy và khuyến khích trẻ dán các hình để tạo ra những sản phẩm có màu sắc như ngôi nhà, bông hoa, lá, quả, đồ dùng, đồ chơi ( GV xé những mầu báo, giấy màu đã sử dụng hoặc cắt những mẩu vải nhỏ có hoa văn, hình dạng, màu sắc khác nhau để cho trẻ tập dán).
          * Chơi với đất nặn: Cho trẻ chơi với đất nặn, sau đó chia cho mỗi trẻ một ít đất. Trẻ tự do cấu, véo, chia nhỏ đất, lăn trên bảng hoặ lăn trên đôi bàn tay. Trẻ có thể ấn hay đập xuống đất để phát ra tiếng kêu. Khuyến khích trẻ nặn thành sản phẩm như: Con giun, cái bánh, quả bóng....
          * Tập xếp hình: GV hướng dẫn trẻ xếp chồng, xếp cạnh nhau ngay ngắn để tạo ra ngôi nhà, đoàn tàu, ô tô, hộp bánh...
          * Những điều cần lưu ý khi tổ chức các hoạt động vẽ, nặn, dán, xếp hình:
          Trong quá trình tổ chức hoạt động chơi – tập có chủ định, GV có thể tích hợp nội dung vẽ, nặn... với các nội dung giáo dục của các lĩnh vực khác như: Phát triển thể chất, phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức, phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội. Cách tích hợp cần nhẹ nhàng, tự nhiên và có liên quan tới hoạt động tạo hình.
          VD: Cho trẻ nặn: “quả cam”, hoạt động tích hợp: cho trẻ nghe đọc câu đó về quả cam, chơi trò chơi: “ chọn quả màu đỏ”.
Hướng dẫn tổ chức hoạt động:
Hoạt động vẽ, nặn, tô, dán
          Hoạt động 1: Tạo tình huống bằng trò chơi, hoặc mô hình...( tùy đồ dùng cô chuẩn bị) phù hợp với nội dung bài dẫn dắt trẻ vào hoạt động.
          Hoạt động 2:
-         Cho trẻ xem tranh ( vật) mẫu, đàm thoại về mãu, giới thiệu bài.
VD: “Tô màu những quả bóng”, đàm thoại: Đây là cái gì?, quả bóng có màu gì?, có đẹp không?, các con có thích tô màu giống bạn không?
-         Cô làm mẫu, kết hợp giải thích động tác ( 1 – 2 lần).
          Hoạt động 3:
          - Trẻ thực hành ( mở nhạc nhẹ không lời cho trẻ nghe)
- Nếu là vẽ trước khi vẽ cô cho trẻ giơ tay vẽ lên không, sau đó mới vẽ lên giấy.
- GV chú ý tư thế ngồi và cầm bút của trẻ, quan sát, nhắc nhở hướng dẫn thêm những cháu thực hiện chưa được. Hỏi trẻ: làm gì?, ....Để tặng ai?.Khuyến khích trẻ gọi tên sản phẩm. Mẫu của cô để ở vị trí để dễ thấy suốt thời gian trẻ thực hành.
Trẻ thực hành xong cho chơi 1 trò chơi nhỏ để chống mệt mỏi.
Hoạt động 4: Cô treo sản phẩm của trẻ lên bảng ( vẽ, tô, dán), để lên bàn ( nặn), cùng trẻ ngắm nhìn, cô nhận xét nhẹ nhàng ( khen, động viên trẻ).
Có thể cho trẻ chơi với sản phẩm đó nhẹ nhàng, VD: Nặn con giun, đem giun cho gà ăn....
          Hoạt động 5: GV lựa chọn những nội dung phù hợp với bài, chủ đề tích hợp. VD: “ nặn quả cam” cho trẻ chọn quả cam màu đỏ, hoặc chọn quả cam to-nhỏ ( tổ chứ hình thức động).
          Chuyển hoạt động khác.
Hoạt động xếp hình, xâu hạt:
Hoạt động 1: Tạo tình huống bằng trò chơi, hoặc mô hình...( tùy đồ dùng cô chuẩn bị) phù hợp với nội dung bài dẫn dắt trẻ vào hoạt động.
Hoạt động 2:
- Dẫn dắt từ nội dung trên, đưa đồ dùng ra giới thiệu, giới thiệu tên bài.
- Cô làm mẫu kết hợp giải thích động tác ( 1 – 2 lần, tùy bài dễ-khó và khả năng tiếp thu của trẻ).
Hoạt động 3:  Trẻ thực hành xếp hình ( xâu hạt).
Quá trình trẻ thực hành cô nhắc trẻ xếp ( xâu) đúng .Khi xếp xong hỏi trẻ: Bé xếp cái gì?, ...để tặng ai?. VD: “ Xếp ngôi nhà”, nhắc trẻ: đặt chồng khít các khối lên nhau; hỏi: Bé xếp cái gì?, bé xếp nahf để tặng ai?.
Số lần trẻ xếp (xâu) tùy thuộc vào sự hứng thú, khả năng của trẻ và thwoif gian cô phân bố hợp lý trong hoạt động.
Hoạt động 4: GV lựa chọn những nội dung phù hợp với bài, chủ đề tích hợp.
( chú ý phù hợp động-tĩnh).

1 nhận xét: