Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ 12 – 24 THÁNG TUỔI


HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
TRẺ 12 – 24 THÁNG TUỔI

I.Giáo dục phát triển thể chất:
1. Giáo dục phát triển vận động:
a. Tập động tác phát triển hô hấp:( thể dục sáng)
* Hướng dẫn thực hiện:
Các động tác: Động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp cho trẻ 12-24 tháng được thực hiện trong các bài tập: Đứng tập với gậy, ngồi tập với gậy, nằm tập với gậy.
* Lựa chọn nội dung và tổ chức thực hiện:
Trẻ 12-18 tháng tuổi mỗi bài tập có từ 3-4 động tác nhằm phát triển các nhóm cơ tay, cơ lưng bụng và chân.
Trẻ 18-24 tháng tuổi mỗi bài tập có từ 4-5 động tác nhằm phát triển các nhóm hô hấp, các nhóm cơ tay, cơ lưng bụng và chân.
          Tổ chức thực hiện:
          Trẻ 12-18 tháng tuổi: Cho trẻ tập vào buổi sáng hoặc tập sau bữa ăn 30 phút.
          Chú ý: Không tập cho trẻ khi trẻ quấy khóc, mệt mỏi.
          Trẻ 18-24 tháng tuổi: Tập cho trẻ hàng ngày, ngay sau giờ đón trẻ.
          + Lưu ý: không yêu cầu trẻ phải làm chính xác động tác .
- Với trẻ chưa biết đi, các động tác thể dục được thực hiện ở các tư thế nằm và ngồi. Khi trẻ đã biết đi, cho trẻ tập ở tư thế đứng.
- Để trẻ hứng thú và dễ dàng thực hiện bài tập, nên chọn những động tác có sự hỗ trợ của đồ dùng dụng cụ thể dục như gậy, vòng....
Hướng dẫn tổ chức hoạt động
     Khởi động: Cho trẻ đi tự do khoảng 1 phút, rồi đứng thành vòng tròn hoặc vòng cung để tập.
     Trọng động: Trẻ tập cùng cô các động tác.
     Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng vài vòng quanh lớp, chuyển hoạt động khác.
          b/ Tập các vận động cơ bản và phát triển các tố chất vận động ban đầu:( Chơi tập có chủ đích)
          * Lựa chọn nội dung và tổ chức thực hiện:
          Một hoạt động chơi-tập có chủ định có 2 vận động phối hợp: một vận động mới hoặc vận động trẻ chưa thành thạo và một vận động trẻ đã vững ( vận động ôn luyện).
          Hai hoạt động không cùng một dạng vận động. Vận động ôn luyện thực hiện dưới hình thức trò chơi.
          * Tổ chức thực hiện: Tiến hành các bài tập cho trẻ vào giờ chơi-tập trong ngày và chơi tập có chủ định sáng trong các khu vực hoạt động.
          * Nơi tập: Ở trong phòng lớp, hoặc ngoài sân tùy theo nội dung bài tập, tùy thuộc khả năng của trẻ và điều kiện thực tế.
          Có thể tập riêng từng trẻ hoặc tập theo nhóm nhỏ, thứ tự và số lần tập phụ thuộc vào thể trạng, mức độ phát triển và khả năng hoạt động của trẻ. Ở độ tuổi này không yêu cầu trẻ tập chính xác động tác mà động viên khích lệ trẻ cố gắng thực hiện động tác.
          Cô phải làm mẫu trước ít nhất 1-2 lần, những vận động khó có thể hướng dẫn thêm.
Hướng dẫn tổ chức hoạt động:
          * Trẻ 12-18 tháng:
          Hoạt động 1: Tạo hứng thú dẫn dắt trẻ vào hoạt động chính.
          Hoạt động 2: Tổ chức cho trẻ tập vận động mới
          - Cô đưa đồ dùng ra giới thiệu đồ dùng, giới thiệu tên vận động.
          - Cô làm mẫu kết hợp giải thích động tác 1-2 lần ( tùy theo nhận thức của trẻ).
          - Trẻ tập luyện: Tập cho từng trẻ, từng cặp hoặc từng nhóm phù hợp từng vận động ( GV tham khảo sách hướng dẫn thực hiện chương trình 3-36 tháng tuổi).
          Số lần tập tùy vào khả năng của trẻ và từng vận động ( tham khảo sách hướng dẫn thực hiện chương trình).
          Hoạt động 3. Tổ chức cho trẻ ôn vận động cũ dưới hình thức trò chơi:
          - Cô chuyển ý, đưa đồ chơi ra giới thiệu, giới thiêu tên trò chơi.
          - Cô chơi trước cho trẻ xem, có thể cùng chơi với 1 vài trẻ ( tùy vào trò chơi).
          - Cho trẻ chơi.( Số lần chơi tùy thuộc vào sự hứng thú của trẻ và sự phân bố thời gian trong hoạt động của GV ).
          Chuyển hoạt động khác.
          * Trẻ 18-24 tháng:
     Hoạt động 1: Tạo hứng thú cho trẻ quan sát mô hình, hoặc hình thức khác để đưa trẻ vào hoạt động, cho trẻ đi tự do khoảng 1 phút.
          Hoạt động 2: Tổ chức cho trẻ tập vận động mới
          - Cô đưa đồ dùng ra giới thiệu đồ dùng, giới thiệu tên vận động.
          - Cô làm mẫu kết hợp giải thích động tác 1-2 lần ( tùy theo nhận thức của trẻ).
          - Trẻ tập luyện: Tập cùng trẻ ( vận động: “ chạy theo cô”, hoặc tập cho từng trẻ, sau đó từng cặp hoặc từng nhóm tùy theo từng vận động ( GV tham khảo sách hướng dẫn thực hiện chương trình 3-36 tháng tuổi).
          Số lần tập tùy vào khả năng của trẻ và từng vận động ( tham khảo sách hướng dẫn thực hiện chương trình).
     Hoạt động 3: Trò chơi ( ôn vận động cũ )
          - Cô chuyển ý, cho trẻ chuyển đội hình.
- Cô đưa đồ chơi ra giới thiệu, giới thiêu tên trò chơi.
          - Cô cùng vài trẻ chơi trước cho trẻ xem.
          - Cho cả lớp chơi.( Số lần chơi tùy thuộc vào sự hứng thú của trẻ và sự phân bố thời gian trong hoạt động của GV ).
          Hoạt động 4: Hồi tĩnh
          Cho trẻ đi nhẹ nhàng trong sân tập, Chuyển hoạt động khác.
          2. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe:
          - Tập luyện nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt.
          - Làm quen với một số việc tự phục vụ.
          - Tập cho trẻ một số thói quen tốt về vệ sinh cá nhân và giữ gìn sức khỏe.
          II. Giáo dục phát triển nhận thức:
- Luyện tập các giác quan và phối hợp các giác quan:
- Nhận biết một số bộ phận cơ thể.
- Nhận biết một số đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.
          - Nhận biết một số con vật, quả quen thuộc.
          - Nhận biết bản thân và những người thân gần gũi.
Hướng dẫn tổ chức hoạt động chơi-tập có chủ định
a. Hướng dẫn hoạt động xếp hình ( xem phần IV).
          b. Hướng dẫn hoạt động nhận biết tập nói:
          * Trẻ 12-18 tháng:
          Hoạt động 1: Tạo tình huống dẫn dắt trẻ vào hoạt động nhẹ nhàng.
          Hoạt động 2: Đàm thoại.
Cho trẻ quan sát vật thật hoặc tranh ( tùy theo đồ dùng cô chuẩn bị).
-         Cô giới thiệu: Từ tổng quát đếnchi tiết.
-         Hỏi trẻ: Từ tổng quát đến chi tiêt.
          + Hỏi tập thể.
          + Hỏi cá nhân.
          Nếu trẻ không nói được cô nói lại chậm, yêu cầu trẻ nói lại.
-         Cô nói lại ( tổng quát, chi tiết).
Hoạt động 3: Giáo viên lựa chọn nội dung phù hợp tổ chức ( lưu ý phải phù hợp động-tĩnh).
* Trẻ 18-24 tháng:
Hoạt động 1: Tạo tình huống dẫn dắt, cho trẻ quan sát mô hình, hoặc tranh ảnh, hoặc vật thật ( tùy theo sự chuẩn bị của cô) đưa trẻ vào hoạt động nhẹ nhàng.
          Hoạt động 2: Đàm thoại.
Cho trẻ quan sát vật thật hoặc tranh ( tùy theo đồ dùng cô chuẩn bị).
-         Hỏi trẻ: Từ tổng quát đến chi tiêt.
          + Hỏi tập thể.
          + Hỏi cá nhân.
          Nếu trẻ không trả lời được cô chỉ vào đối tượng và nói lại sau đó hỏi trẻ.
-         Cô nói lại ( tổng quát, chi tiết).
Hoạt động 3: Luyện tập bằng lô tô hoặc những đồ chơi cô tự làm phù hợp.
+ Lưu ý: Về nhận biết một số bộ phận cơ thể không chơi lô tô mà luyện tập trên chính các bộ phận cơ thể trẻ.
Hoạt động 4: Giáo viên lựa chọn nội dung phù hợp tổ chức ( lưu ý phải phù hợp động-tĩnh).
c. Hướng dẫn hoạt động nhận biết phân biệt:
* Trẻ 12-18 tháng:
Hoạt động 1: Tạo tình huống, cho trẻ quan sát mô hình, hoặc hình ảnh,... dẫn dắt trẻ vào hoạt động nhẹ nhàng phù hợp ( tùy theo sự chuẩn bị của cô).
Hoạt động 2: Dẫn dắt từ nội dung trên, giới thiệu đồ dùng, giới thiệu tên bài.
Cô làm mẫu, kết hợp giải thích động tác ( 2 lần, hoặc tùy vào sự nhận thức của trẻ).
Hoạt động 3: Trẻ tập luyện.
Tùy theo nội dung từng hoạt động giáo viên có thể tập luyện cho trẻ bằng hình thức: tập thể, nhóm, cá nhân cho phù hợp( GV tham khảo thêm sách hướng dẫn thực hiện chương trình 3-36 tháng).
Nếu trẻ chưa biết tự thực hiện thì cô có thể làm mẫu lại, hoặc cầm tay tập cho trẻ thực hiện động tác và nhận biết đúng.
Hoạt động 4: Giáo viên lựa chọn nội dung phù hợp tổ chức ( lưu ý phải phù hợp động-tĩnh), chuyển hoạt động khác.
* Trẻ 18-24 tháng:
Hoạt động 1: Tạo tình huống, dẫn dắt trẻ vào hoạt động nhẹ nhàng phù hợp ( tùy theo sự chuẩn bị của cô).
Hoạt động 2: Dẫn dắt từ nội dung trên, giới thiệu đồ dùng, giới thiệu tên bài.
Cô làm mẫu, kết hợp giải thích động tác ( 2 lần, hoặc tùy vào sự nhận thức của trẻ).
Hoạt động 3: Trẻ tập luyện.
Tùy theo nội dung từng hoạt động giáo viên có thể tập luyện cho trẻ bằng hình thức: tập thể, nhóm, cá nhân cho phù hợp( GV tham khảo thêm sách hướng dẫn thực hiện chương trình 3-36 tháng).
* Có thể tổ chức bằng hình thức:
+ Luyện tập cá nhân: Cô gọi tên đồ chơi, yêu cầu trẻ lấy đồ chơi đó, hỏi trẻ tên đồ chơi, màu sắc của đồ chơi. VD đề tài: “ Nhận biết đồ chơi và màu sắc xanh, đỏ”.
Cô gọi tên đồ chơi và yêu cầu trẻ chỉ hoặc lấy đò chơi đó, chẳng hạn: “ Nam lấy cho cô một quả bóng!”. Khi trẻ lấy được bóng, cô nói tiếp: “ Đuáng, đây là một quả bóng, bạn Nam lấy được quả bóng màu gì?”, nếu trẻ không nói được thì cô nơi nàu cho trẻ biết. TIếp tục hỏi cháu khác.
+ Luyện tập tập thể: Cả lớp, chia nhóm ( thi đua giữa các nhóm để khích lệ trẻ).
Nếu trẻ không trả lời được thì cô nói cho trẻ biết và cho trẻ nhắc lại, hoặc nếu trẻ chưa tự làm được thì cô giúp trẻ chọn, sau đó cho trẻ chỉ vào số đồ dùng tương ứng giúp trẻ nhận biết ( đồ dùng cô vừa chọn giúp).
Số lần tập tùy vào sự hứng thú của trẻ và sự phân bố thời gian phù hợp của cô trong hoạt động.
Hoạt động 3: Giáo viên lựa chọn nội dung phù hợp tổ chức (đảm bảo tính động-tĩnh), chuyển hoạt động khác.

III. Giáo dục phát triển ngôn ngữ: gồm
- Phát triển khả năng nghe: Nghe âm thanh, chơi với các đồ vật, trò chơi dân gian, xem tranh, nghe đọc thơ - đồng giao, trò chơi bắt chước.
- Phát triển khả năng nói: Trò chuyện với trẻ, đọc thơ, đồng giao, trò chơi, trò chuyện theo tranh.



Hướng dẫn tổ chức hoạt động chơi-tập có chủ định
Hoạt động kể chuyện theo tranh: * Trẻ 18-24 tháng:
Hoạt động 1: Tạo tình huống, cho trẻ quan sát mô hình, hoặc hình ảnh,... dẫn dắt trẻ vào hoạt động nhẹ nhàng phù hợp ( tùy theo sự chuẩn bị của cô).
Hoạt động 2: Dẫn dắt từ nội dung trên, hỏi trẻ về nội dung đó ( ngắn gọn, nhẹ nhàng).
Đàm thoại nội dung tranh: Cô đưa tranh ra giới thiệu.
Đặt câu hỏi: Từ tổng quát đến chi tiết.
+ Hỏi tập thể, sau đó hỏi cá nhân ( cá nhân có thể kết hợp cho trẻ chỉ vào chi tiết trong tranh và trả lời).
Hoạt động 3: Cô kể chuyện theo tranh:
- Kể 2-3 lần ( tùy theo tranh, sự hứng thú của trẻ và sự phân bố hợp lý về thời gian của GV trong hoạt động).
Giữa 2 lần kể có thể cho trẻ chơi 1 trò chơi nhỏ để thay đổi không khí, tạo sự phấn khởi cho trẻ.
- Liên hệ thực tế và giáo dục trẻ.
Hoạt động 4: Giáo viên lựa chọn nội dung phù hợp tổ chức (đảm bảo tính động-tĩnh), chuyển hoạt động khác.

IV.Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ: Gồm
- Phát triển tình cảm
-  Phát triển kỹ năng xã hội.
-  Phát triển cảm xúc thẩm mỹ:
* Nghe hát-nghe nhạc và vận động đơn giản theo nhạc:
Nghe các âm thanh khác nhau trong thiên nhiên: tiếng kêu của các con vật, tiếng lá cây “ xào xạc”, tiếng còi ô tô “ pim pim”, tàu hảo “ tu tu”, máy bay “ ù ù”, tiếng mưa : tí tách”, tiếng nước chảy “ róc rách”...
Nghe nhạc, nghe hát các bài hát có giai điệu vui tươi dí dỏm, tình cảm tha thiết ( bài hát ru, dân ca, ca khúc ngắn, nhạc phim....), khuyến khích trẻ hát theo, vỗ tay, nhún nhảy, dậm chân, lắc lư theo nhạc ( không yêu cầu trẻ hát hoặc nhún nhảy đúng theo nhịp bài hát, mà chủ yếu là lôi cuốn trẻ hát và nhúm nhảy theo nhạc cùng cô).
+ Tập cho trẻ hát: GV hát to, chậm, rõ lời, bắt giọng cho trẻ hát theo một vài từ cuối sau mỗi câu hát.
+ GV lựa chọn các bài hát ngắn, dễ hát, VD: Tập lái ô tô, con cò cánh trắng, con gà trống....

Hướng dẫn tổ chức hoạt động chơi-tập có chủ định
Hoạt động âm nhạc
* Trẻ 18-24 tháng:
Hoạt động 1: Tạo tình huống: quan sát mô hình, hoặc tranh ảnh, hoặc vật thật.., dẫn dắt đưa trẻ vào hoạt động nhẹ nhàng, phù hợp ( tùy theo sự chuẩn bị của cô).
 Hoạt động 2: Dẫn dắt từ nội dung trên, đưa tranh hoặc đồ chơi, hoặc vật thật ( tùy theo sự chuẩn bị của cô) hỏi trẻ, giới thiệu tên bài hát.
Cô hát bài hát:
+ Đối với bài hát dân ca:
- Cô hát và làm động tác minh họa cho trẻ nghe vài lần.
- Cô hát + minh họa và cho trẻ đứng lên làm một vài động tác minh họa theo cô. VD: Cô hát bài: “ Cò lả” thì cho trẻ vẫy tay làm cánh cò giống cô.
- Cô hỏi tên bài hát, hát lại một lần cho trẻ nghe.
+ Đối với bài hát ngắn ( không phải dân ca):
 - Cô vừa hát vừa thể hiện tình cảm theo nội dung bài hát vài lần( VD bài: “ Em búp bê” thì ôm búp bê vào lòng, vùa hát vừa thể hiện tình cảm âu yếm, vuốt ve búp bê).
- Cô hát, cho trẻ hát theo cô.
- Cô hỏi tên bài hát, hát lại một lần cho trẻ nghe.
* Lưu ý: Số lần hát, tùy vào sự hứng thú của trẻ, sự phân bố thời gian cân đối trong hoạt động của cô
Hoạt động 3: Nghe âm thanh của các nhạc cụ:
- Cô đưa nhạc cụ ra giới thiệu.
- Cô gõ ( hoặc lắc ) nhạc cụ cho trẻ nghe vài lần, nói cho trẻ biết đó là âm thanh của nhạc cụ gì. VD: Cô gõ trống cho trẻ nghe và nói: “ Các con vừa nghe âm thanh của trống đấy”.
- Cho cả lớp gõ nhạc cụ vài lần, sau khi trẻ gõ cô hỏi lại trẻ. ( nếu còn thời gian thì cho nhóm, cá nhân thực hiện).
Hoạt động 4: Giáo viên lựa chọn nội dung phù hợp tổ chức rất ngắn gọn, nhẹ nhàng (đảm bảo tính động-tĩnh), VD: nghe hát bài : “chú mèo” thì cho trẻ làm những chú mèo vừa đi ( bò ) vừa giả tiếng mèo kêu meo meo, chuyển hoạt động khác.
* Trẻ 12-18 tháng: Chỉ khác nhóm 18-24 tháng ở phần hoạt động 1: Trẻ độ tuổi này trẻ chưa biết đi nên không dẫn đi quan sát mô hình mà tạo tình huống bằng cách đưa tranh, hoặc hình ảnh, hoặc vật thật... đố trẻ, giới thiệu tên bài hát
Hoạt động xếp hình, nặn, xâu hạt, xâu vòng
Hoạt động 1: Tạo tình huống, cho trẻ quan sát mô hình, hoặc hình ảnh,... dẫn dắt trẻ vào hoạt động nhẹ nhàng phù hợp ( tùy theo sự chuẩn bị của cô).
          Hoạt động 2: Dẫn dắt từ nội dung trên, đưa đồ dùng ra giới thiệu, giới thiệu tên bài.
          Cô làm mẫu, kết hợp giải thích động tác.
          Hoạt động 3: Trẻ luyện tập
          Phát đồ dùng cho trẻ tự làm. Trong khi trẻ thực hiện cô động viên, khen ngợi, nhắc trẻ làm đúng các động tác VD: Đăt các khối gỗ sát khít vào nhau để thành con đường. Khuyến khích trẻ trả lời các câu hỏi: Con đang làm gì?, ....để làm gì?.
Hoạt động 4: Giáo viên lựa chọn nội dung phù hợp tổ chức (đảm bảo tính động-tĩnh), chuyển hoạt động khác.


CÁC KHU VỰC GÓC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRONG LỚP
Thực hiện như nhóm 24-36 tháng, nhưng các loại đồ chơi phù hợp với trẻ độ tuổi này.
Tổ chức hoạt động góc
          Trẻ 18 – 24 tháng: Thực hiện như nhóm 24-36 tháng, nhưng thời gian ngắn hơn ( tổng TG khoảng 15 phút), đồ chơi, nội dung chơi phù hợp với độ tuổi này.
          Trẻ 12 – 18 tháng chỉ chơi 2 góc: Góc hoạt động với đồ vật và góc nghệ thuật ( chủ yếu cho xem tranh). Tổ chức cho trẻ chơi hét góc này tới góc khác; thời gian ngắn hơn trẻ 18-24 tháng, đồ chơi, nội dung chơi phù hợp với độ tuổi này.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét